Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

Dấu hiệu nhận biết sự nghiệp của bạn “dậm chân tại chỗ”

Cũng theo Charles: “Thái độ tiêu cực là kẻ sát nhân không chỉ giết chết sự nghiệp của bạn mà còn giết chết mối quan hệ tốt đẹp giữa bạn và đồng nghiệp trong công ty. Hãy xác định nguồn gốc dẫn đến những bất hòa, những mâu thuẫn đang ngày càng sâu sắc để tìm hướng giải quyết”.


Vị trí công việc không thay đổi trong nhiều năm, mức tiền lương eo hẹp, hiệu xuất thu được ở mức trung bình, ít được chọn mặt để giao những công việc vàng,… đây là dấu hiệu cho thấy sự nghiệp của bạn đang “dậm chân tại chỗ” và có nguy cơ “phá sản”.
Vị trí công việc không thay đổi trong nhiều năm, mức tiền lương eo hẹp, hiệu xuất thu được ở mức trung bình,... là những dấu hiệu cho thấy sự nghiệp của bạn đang "dậm chân tại chỗ"
Các chuyên gia nghề nghiệp cho rằng có rất nhiều lí do để nhận biết công việc của bạn đang có vấn đề: vai trò, trách nhiệm công việc không được thay đổi trong nhiều năm liền, không tích lũy được kinh nghiệm mới, không được mời tới các cuộc họp (hoặc thảo luận quan trọng), hiệu xuất công việc ở mức trung bình, có nhiều thời gian rảnh rỗi, ít nhận được điện thoại, email và thậm chí là không ai cần tới sự giúp đỡ của bạn…đó là những dấu hiệu đỏ cảnh báo sự nghiệp của bạn không chỉ “dậm chân tại chỗ” mà còn có nguy cơ kết thúc.
“Bạn sẽ cảm thấy sợ hãi, hoang mang và lo lắng không biết nên làm thế nào để lấy lại phong độ. Đó là cảm giác tất yếu, nhưng hãy bình tĩnh lắng nghe những điều tôi chia sẻ, đó có thể là một cánh cửa giúp bạn mở ra những cơ hội thay đổi mới”, chuyên gia nghề nghiệp Charles chia sẻ.
Nói chuyện với ông chủ
Đây là bước đầu tiên bạn cần làm để thay đổi cục diện. Cuộc nói chuyện của bạn nên đề cập đến những thắc mắc về vị trí và trách nhiệm của bạn với công việc hiện tại. Đã đến lúc sử dụng bản theo dõi thành tích được liệt kê từ trước tới nay. Hãy gửi cho ông chủ cùng yêu cầu xem xét kỹ càng. Nếu ông chủ của bạn là một người tuyệt vời, ông ta sẽ nhận ra năng lực thực sự của bạn và có cách thay đổi vị trí sao cho thật phù hợp.
Đề nghị với ban quản lý
Cũng theo Charles: Bạn có thể đến gặp ban quản lý và yêu cầu quản lý cho bạn biết lý do bạn “chậm tiến” và một vài lời khuyên để gỡ rối vấn đề đang xảy ra. Ngoài ra bạn cũng có thể yêu cầu bộ phận HR (bộ phận chuyên về quản lý nhân sự của công ty) xem xét lại tình hình hiện tại của bạn, biết đâu cục diện sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực. Hãy nhớ, bạn chủ động giải quyết vấn đề bao nhiêu kết quả bạn thu được sẽ mỹ mãn bấy nhiêu.
Tham gia khóa đào tạo
Các khóa đào tạo luôn là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn để nâng cao các kỹ năng mềm. Khi sự nghiệp của bạn đang bị treo báo động đỏ, một phần lớn là do bạn thiếu những kỹ năng cần thiết. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu xuất công việc và con đường thăng tiến của bạn. Hãy yêu cầu ban quản lý tạo điều kiện để bạn tham gia các khóa huấn luyện để không chỉ nâng cao tính chuyên nghiệp mà còn là cơ hội để bạn đổi gió, tiếp xúc với môi trường làm việc mới nhằm nhìn nhận lại con đường bạn đã đi qua và định hướng những bước đi tiếp theo sao cho phù hợp.
Điều chỉnh thái độ
Cũng theo Charles: “Thái độ tiêu cực là kẻ sát nhân không chỉ giết chết sự nghiệp của bạn mà còn giết chết mối quan hệ tốt đẹp giữa bạn và đồng nghiệp trong công ty. Hãy xác định nguồn gốc dẫn đến những bất hòa, những mâu thuẫn đang ngày càng sâu sắc để tìm hướng giải quyết”.
Thái độ của bạn nên được thay đổi tùy thuộc hoàn cảnh và tình huống nhưng nhìn chung dù có vấn đề gì xảy ra bạn cũng cần xây dựng tinh thần dựa trên sự bình đẳng, tôn trọng và thân thiện. Sự thân thiện sẽ rút ngắn khoảng cách giữa bạn và đồng nghiệp, điêu này thúc đẩy nhanh sự nghiệp đang chậm tiến của bạn.

Lướt web giúp tăng năng suất khi làm việc?

Tiến sĩ Don Chen và Vivien Lim thuộc trường Đại học quốc gia Singapore, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết thêm, "khi lướt web, mọi người thường chỉ vào những trang họ yêu thích, điều này giống như thói quen nghỉ ngơi bằng bữa ăn nhẹ hay uống cà phê".

Kết quả của một nghiên cứu cho thấy lướt web trong giờ làm việc là một cách thư giãn hiệu quả và giúp nhân viên làm việc năng suất hơn.
Lướt web giống như thói quen nghỉ ngơi bằng bữa ăn nhẹ hay uống cà phê.
Những người lướt web khi nghỉ ngơi sẽ làm việc năng suất hơn những người gọi điện thoại hay nhắn tin. Nghiên cứu kết luận rằng lướt web có thể được xem là cách phục hồi năng lượng quan trọng với những người phải làm việc trước máy tính cả ngày.
Các nhà nghiên cứu đã chia 96 sinh viên sắp tốt nghiệp đại học thành 3 nhóm: nhóm chỉ huy, nhóm nghỉ ngơi đơn thuần và nhóm lướt web. Sau đó tất cả dành 20 phút để đánh dấu càng nhiều chữ e càng tốt trong cùng một văn bản mẫu. Kết quả cho thấy nhóm lướt web làm việc năng suất và hiệu quả hơn 2 nhóm còn lại, đồng thời họ cũng cảm thấy bớt mệt mỏi, buồn chán và tập trung vào những nhiệm vụ tiếp theo hơn.
Tiến sĩ Don Chen và Vivien Lim thuộc trường Đại học quốc gia Singapore, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết thêm, "khi lướt web, mọi người thường chỉ vào những trang họ yêu thích, điều này giống như thói quen nghỉ ngơi bằng bữa ăn nhẹ hay uống cà phê".
Tuy nhiên, có rất nhiều nghiên cứu khác đối lập với kết quả này. Chúng đều cho rằng lướt web khiến não bộ làm việc kém năng suất. Nổi bật trong số này là nhà khoa học người Mỹ Nicholas Carr. Ông đã viết bài báo gây nhiều tranh cãi "Có phải Google khiến chúng ta trở nên ngu ngốc?" Ông lập luận rằng vì thông tin được lưu trữ sẵn nên chúng ta dễ dàng quen với việc không cần ghi nhớ lâu dài.

Cách gì để luôn tự tin trong công việc

Không ai có thể phủ nhận sức mạnh của trang phục và cách ăn vận. Chính vì vậy, một yếu tố tạo nên sự tự tin cho bạn chính là quần áo và phụ kiện đi kèm. Cách chọn màu sắc cũng giúp bạn tạo điểm nhấn với người đối diện. Nếu bạn đã quen với những gam màu trung tính hãy thử làm mới mình bằng những gam màu nóng hơn. Nhìn chung, dù bạn chọn trang phục hay màu sắc nào miễn bạn cảm thấy rằng bạn đẹp nhất, nổi bật nhất khi vận bộ trang phục đó, thế là đủ.

Bạn tỏa sáng khi bạn tự tin và ngược lại khi bạn tự ti bạn sẽ dễ dàng bị lu mờ. Cái giá phải trả cho sự tự ti là thất bại trong khi cái kết cho sự tự tin là thành công! Dưới đây chính là câu trả lời.
Bí quyết để bạn luôn tự tin ở nơi làm việc chính là thái độ tích cực khi lao động và thân thiện khi giao lưu với đồng nghiệp. Chuyên gia nghề nghiệp Carmen chia sẻ: “Bạn sẽ không thể tưởng tượng được hết sức mạnh kì lạ của sự tư tin. Tự tin không chỉ khiến bạn yêu bản thân, yêu công việc mà còn giúp bạn tỏa sáng và nổi bật trước đám đông. Sự tự tin không đồng nghĩa với tự cao, tự đại. Khi bạn tự cao, có thể bạn sẽ vẫn nổi bật nhưng tỏa sáng thì không đâu”.
Chính vì vậy sự tự tin đóng vai trò quan trọng quyết định thành công của một con người. Nếu bạn muốn tự tin để tỏa sáng, hãy tham khảo những mẹo dưới đây.
Định hướng
Tự tin không chỉ khiến bạn yêu bản thân, yêu công việc mà còn giúp bạn tỏa sáng và nổi bật trước đám đông
Định hướng bao giờ cũng là bước đệm quan trọng đưa đẩy bạn đến những thành công trong tương lai. Vì vậy, xác định hướng đi, hướng phát triển và tìm ra điểm yếu của bản thân là việc đầu tiên bạn cần làm để tôi luyện sự tự tin. Hãy tạo dựng một bản đồ nghề nghiệp theo danh sách những phần việc khiến bạn thiếu tự tin nhất. Khi tạo dựng cho mình một dãy những đề mục khiến bạn toát mồ hôi, hãy tập làm quen và thuyết trình nó trôi chảy nhất có thể.
Ngoài ra thiết lập một thái độ làm việc tích cực cũng giúp bạn hạn chế tối đa những áp lực không đáng có. Hãy luôn giữ cho đầu óc thư giãn, tập trung giải quyết vấn đề. Nhớ rằng đối thủ lớn nhất của bạn là chính mình, chỉ khi bạn vượt lên được chính mình bạn mới có thể đến gần với thành công.
Đừng ngại ngùng
Làm thế nào để bạn vượt qua được sự nhút nhát và bắt đầu làm mới bản thân bằng sự mạnh mẽ và quyết đoán. Chuyên gia nghề nghiệp Carmen nói rằng: “Sự nhút nhát là kết quả của việc bạn tập trung quá nhiều vào bản thân, những nỗi sợ hãi và bất an. Bạn luôn giữ suy nghĩ dè chừng trong đầu và lo lắng không biết liệu mình có làm sai chuyện gì. Cách tốt nhất để phân tán sự quan tâm của bạn dành cho bản thân là tập trung sự chú ý vào người khác để cân bằng suy nghĩ”.
Nhắc tên đồng nghiệp khi nói chuyện, điều này không chỉ biến cuộc đàm thoại trở nên thân thiện hơn mà còn giúp bạn nhớ tên đồng nghiệp nhanh hơn. Thêm vào đó, đừng nên xem nhẹ giá trị của nụ cười. Nụ cười chính là chất keo gắn kết mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp. Một khi đồng nghiệp chấp nhận bạn, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn vào bản thân mình.
Chấp nhận rủi ro
Chấp nhận rủi ro, chấp nhận thất bại đồng nghĩa với việc bạn tích thêm cho mình những kinh nghiệm quý báu. Những kinh nghiệm lâu dần sẽ trở thành nền móng cho sự tự tin lên ngôi. Luôn có một thái độ tích cực, chấp nhận rủi ro bạn sẽ mạnh mẽ tiến lên phía trước và đối mặt với những khó khăn tiếp theo.
Không sợ những lời chỉ trích
Những lời chỉ trích đôi khi sẽ làm bạn nản chí, lo sợ vì bạn nghĩ rằng mình đã sai. Nhưng bạn đã nhầm. Cũng theo Carmen: “ Nếu bạn suy nghĩ theo cách đó, muôn đời bạn sẽ không thể tỏa sáng nổi. Thay vì dìm bản thân bằng những suy nghĩ tiêu cực, hãy xem đó như là cơ hội để bạn nhìn nhận lại thực tế và cải thiện bản thân. Cố gắng quên những suy nghĩ của người khác về bạn. Chú trọng nhiều hơn tới việc kiểm soát suy nghĩ và cảm xúc của bản thân để bạn nhận ra rằng suốt thời gian qua bạn đang phí sức, phí thời gian vào những việc không tên”.
Ăn mặc phù hợp
Không ai có thể phủ nhận sức mạnh của trang phục và cách ăn vận. Chính vì vậy, một yếu tố tạo nên sự tự tin cho bạn chính là quần áo và phụ kiện đi kèm. Cách chọn màu sắc cũng giúp bạn tạo điểm nhấn với người đối diện. Nếu bạn đã quen với những gam màu trung tính hãy thử làm mới mình bằng những gam màu nóng hơn. Nhìn chung, dù bạn chọn trang phục hay màu sắc nào miễn bạn cảm thấy rằng bạn đẹp nhất, nổi bật nhất khi vận bộ trang phục đó, thế là đủ.
Tận hưởng cuộc sống
“Bạn sẽ trở thành người thiệt thòi nếu không biết cách tận hưởng cuộc sống. Cuộc sống của bạn đâu chỉ có công việc mà còn những thú vui khác bên ngoài tòa nhà cao tầng. Khi ra khỏi văn phòng, hãy theo đuổi những thứ bạn yêu thích và đam mê. Hãy nhớ rằng, khi bạn yêu cuộc sống bạn cũng sẽ yêu bản thân mình. Sự tự tin được nuôi dưỡng bằng tình yêu, niềm tin vào cuộc sống vì vậy tận hưởng cũng là một cách tôi luyện sự tự tin” Carmen chia sẻ.

Cách đối phó với sếp “nóng tính”

Khi cách cư xử vô lý của sếp vượt quá sức chịu đựng của bạn, hãy thẳng thắn nói chuyện với anh/cô ấy. Hẹn sếp vào một thời điểm và địa điểm thích hợp, cho anh/cô ấy biết bạn cảm thấy không thoải mái với “lỗ hổng giao tiếp” giữa 2 người. Hãy nói rằng bạn tôn trọng sếp và yêu thích công việc của mình nhưng bạn sẽ làm việc năng suất, hiệu quả hơn nếu có sự giúp đỡ của sếp. Sau đó, hỏi sếp xem bạn nên làm việc theo cách nào để khiến sếp hài lòng và đề nghị lời khuyên từ anh/cô ấy.

Có nhiều kiểu sếp khiến cuộc sống công sở của bạn trở nên khó khăn và sếp “nóng tính” là một trong số đó. Sếp dễ dàng “phát hỏa” khi bạn không làm đúng như ý của anh/cô ấy.
Dù tính tình sếp nóng nảy nhưng hãy cư xử với anh/cô ấy như với những người sếp tốt nhất (ảnh minh họa).
Để đối phó với kiểu sếp này, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau:
Luôn tôn trọng sếp
Dù tính tình sếp nóng nảy, thường xuyên phớt lờ những nỗ lực của bạn, hãy cư xử với anh/ cô ấy như với những người sếp tốt nhất. Bạn không phải tỏ vẻ “giả tạo” nịnh nọt sếp, chỉ cần lịch sự đủ để anh/ cô ấy thấy mình được tôn trọng. Hãy nhớ đây là người có vai trò quan trọng trong việc quyết định tăng lương, thăng tiến ở công việc hiện tại và có thể là người tham khảo cho bạn khi quyết định “nhảy việc”.
Coi tính tình của sếp là một nhược điểm
Sếp là người bình thường nên cũng có những điểm yếu. Tính tình nóng nảy của anh/cô ấy có thể là triệu chứng của rất nhiều điểm yếu khác, như kỹ năng giao tiếp hạn chế, ghen tị với người khác, không có tổ chức… Nhưng cho dù lý do cho cách cư xử thiếu chuyên nghiệp của anh/cô ấy là gì, đó là vấn đề của sếp. Bạn không thể kiểm soát hành động của anh/cô ấy mà chỉ có thể kiểm soát phản ứng của mình trước sếp. Hãy tiếp tục cố gắng hoàn thành xuất sắc công việc của mình.
Cư xử chuyên nghiệp
Sếp cư xử càng thiếu chuyên nghiệp ra sao thì bạn lại càng phải cư xử chuyên nghiệp bấy nhiêu. Hãy cư xử với đồng nghiệp, khách hàng, cấp trên và cả người ấy bằng thái độ nhã nhặn, lịch sự. Bạn nên chứng tỏ với sếp rằng sự chuyên nghiệp, chứ không phải cảm xúc khó kiểm soát của sếp, mới có thể chinh phục được niềm tin của mọi người cũng như giải quyết công việc hiệu quả.
Không nói xấu sếp
Bạn cũng sẽ cảm thấy tức giận trước những lời nói, hành động nóng nảy của sếp và muốn giãi bày với đồng nghiệp, bạn bè. Nhưng nhớ đừng nói những điều không hay về sếp. Làm như vậy cũng không giải quyết được vấn đề gì mà còn khiến bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp trong mắt những nhân viên khác.
Nói chuyện thẳng thắn với sếp
Khi cách cư xử vô lý của sếp vượt quá sức chịu đựng của bạn, hãy thẳng thắn nói chuyện với anh/cô ấy. Hẹn sếp vào một thời điểm và địa điểm thích hợp, cho anh/cô ấy biết bạn cảm thấy không thoải mái với “lỗ hổng giao tiếp” giữa 2 người. Hãy nói rằng bạn tôn trọng sếp và yêu thích công việc của mình nhưng bạn sẽ làm việc năng suất, hiệu quả hơn nếu có sự giúp đỡ của sếp. Sau đó, hỏi sếp xem bạn nên làm việc theo cách nào để khiến sếp hài lòng và đề nghị lời khuyên từ anh/cô ấy.
Lưu giữ “bằng chứng” về cách cư xử thiếu chuyên nghiệp của sếp
Hãy ghi chép lại những hành động, lời nói bất lịch sự hay có dấu hiệu lạm dụng quyền lực của sếp. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến đồng nghiệp về cách cư xử của sếp. Khi tất cả mọi người đều cảm thấy bất mãn với sếp, đây sẽ là bằng chứng để phòng nhân sự hoặc lãnh đạo cấp cao hơn giải quyết vấn đề.

Chủ nghĩa chuyên nghiệp hay nghiệp dư?

Không có bất kỳ một tổ chức nào, một doanh nghiệp nào chấp nhận “nuôi” những nhân viên “ăn không ngồi rồi” cùng lợi nhuận mang đến cho họ là con số không tròn trĩnh. Chính vì vậy sa thải là kết quả không mấy bất ngờ dành cho các nhân viên nghiệp dư. Thêm vào đó, thiếu chuyên nghiệp cũng cản trở những suy nghĩ cá nhân vì làm việc trong môi trường công sở là cơ hội để mỗi cá nhân trau đổi kỹ năng và tăng cường bản lĩnh.


Tính chuyên nghiệp được thể hiện qua thái độ làm việc, phong cách ăn mặc, hành vi và năng lực lao động. Vì vậy không khó khăn để nhận biết liệu bạn theo chủ nghĩa chuyên nghiệp hay nghiệp dư
Dấu hiệu bạn là “dân” nghiệp dư
Tính chuyên nghiệp được thể hiện qua thái độ làm việc, phong cách ăn mặc, hành vi và năng lực lao động
Theo chuyên gia nghề nghiệp Antonie: “Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy phong cách làm việc của bạn thiếu tính chuyên nghiệp và điều này ảnh hưởng rất nhiều đến năng xuất làm việc cũng như hình ảnh của bạn trong mắt “sếp” và đồng nghiệp. Nếu bạn đang vướng phải một trong số những dấu hiệu dưới đây, nghĩa là một cuộc đại cải tổ nên được bắt đầu triển khai”.
Không tuân theo kỷ luật trong giờ làm việc là một trong những dấu hiệu điển hình của những nhân viên theo chủ nghĩa nghiệp dư. Điều này bao gồm đến muộn, về sớm, chi tiêu thời gian cho những cuộc điện thoại bàn, điện thoại di động hoặc đong đưa, nói xấu đồng nghiệp.
“Tám” quá nhiều về cuộc sống cá nhân với các đồng nghiệp trong giờ làm việc không cùng sự mong đợi của họ. Điều này là nguyên nhân châm ngòi mâu thuẫn nơi công sở và tạo ra môi trường làm việc thiếu nghiêm túc
Có những hành vi thô lỗ, bất lịch sự với khách hàng hoặc đồng nghiệp. Mất bình tĩnh và khó kiểm soát cảm xúc khi tham gia công tác nhóm. Thêm vào đó là thái độ làm việc thiếu chăm chỉ, không vì một mục đích chung.
Không hoàn thành định mức công việc và năng lực luôn được đánh giá ở mức trung. Cùng với đó là phong cách ăn mặc, vận những trang phục không giống ai hoặc quá nhạt so với mặt bằng chung như: luộn thuộm, rườm rà hoặc quá lòe loẹt. Đi đứng, nói năng to tiếng và thường xuyên khoe mẽ
Hậu quả của chủ nghĩa nghiệp dư
Ảnh hưởng đến công việc của cá nhân. Ví dụ: một nhân viên tiêu thốn hàng giờ đồng hồ với những câu chuyện trên trời dưới đất không cùng sự mong đợi và hào hứng của đồng nghiệp. Đây là biểu hiện của thái độ làm việc thiếu chuyên nghiệp và hậu quả không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ lao động của cá nhân đó mà còn của cả một ekip. Phá vỡ không khí hòa bình và kìm chế sự phát triển của doanh nghiệp.
Không có bất kỳ một tổ chức nào, một doanh nghiệp nào chấp nhận “nuôi” những nhân viên “ăn không ngồi rồi” cùng lợi nhuận mang đến cho họ là con số không tròn trĩnh. Chính vì vậy sa thải là kết quả không mấy bất ngờ dành cho các nhân viên nghiệp dư. Thêm vào đó, thiếu chuyên nghiệp cũng cản trở những suy nghĩ cá nhân vì làm việc trong môi trường công sở là cơ hội để mỗi cá nhân trau đổi kỹ năng và tăng cường bản lĩnh.
Không chỉ không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà những nhân viên thiếu tính chuyên nghiệp còn trực tiếp làm xấu hình ảnh mà công ty đã dày công gây dựng. Sự tắc trách trong công việc, thái độ thô lỗ bất hợp tác, lười lao động và sống vô tổ chức..tất cả đều khiến cá nhân đó mất cơ hội, kìm hãm sự phát triển của người khác và ảnh hưởng đến chất lượng doanh nghiệp.

Dấu hiệu nhận biết bạn bị “già cỗi” trong công việc

Với kinh nghiệm và thành tích kỳ cựu trong công việc và dù yêu cầu mức lương vừa phải, nhà tuyển dụng vẫn không trao cơ hội nghề nghiệp quý giá cho bạn và chốt lại với kết luận trên. Một dấu hiệu quá rõ ràng về ấn tượng “già cỗi” mà bạn để lại nơi nhà tuyển dụng.


Nhiều kinh nghiệm là điểm mạnh, nhưng để mình “già cỗi” trong công việc lại là điều cực kỳ nguy hiểm. Đâu là những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị xếp vào loại “quá hạn sử dụng” so với những thay đổi cần có trong công việc?
Những gì đang xảy ra xung quanh bạn?
Sự già cỗi không đến từ tuổi tác, mà đôi khi là từ những thay đổi khách quan trong lĩnh vực ngành nghề.
Không hẳn là do tuổi tác, đôi khi có những thay đổi trong môi trường ngành hoặc trong cơ cấu nội bộ khiến bạn đột nhiên trở nên “già cỗi” trong công việc. Hãy quan sát những việc xảy ra xung quanh mình:
Nhân khẩu học: Những cơ hội thăng tiến gần đây trong công ty chủ yếu ưu ái cho các nhân viên trẻ? Dù bạn gắn bó lâu năm với công ty và có kinh nghiệm kỳ cựu trong công việc, nhưng lại thiếu may mắn khi xét cất nhắc? Đây là dấu hiệu cho thấy bạn bắt đầu bị “bỏ qua” trong mắt cấp trên.
Hệ thống kỹ năng: Các phòng ban bắt đầu sử dụng nhiều thuật ngữ mà bạn chưa nghe đến bao giờ? Bạn cảm thấy miễn cưỡng khi phải hụt hơi chạy theo những thay đổi về công nghệ mà công ty khởi xướng? Việc này cho thấy bạn đang bị tách dần khỏi guồng máy phát triển của công ty và các kỹ năng của bạn đang dần lỗi thời.
Tại buổi phỏng vấn: Những trao đổi sơ sài, qua loa là dấu hiệu cho thấy nhà tuyển dụng cảm thấy bạn không thích hợp ngay từ đầu. Có thể số năm kinh nghiệm của bạn gây ấn tượng nhưng kỹ năng thể hiện qua phần trao đổi trong buổi phỏng vấn cho thấy bạn đã phần nào “già cỗi” với công việc.
Những thông điệp cần lưu ý
Khi cấp trên vô tình hay cố ý sử dụng những ý sau khi nói chuyện với bạn, bạn cần lưu tâm:
1. “Anh/chị làm việc ở đây cũng lâu rồi nhỉ”
Nếu đây là câu nói sếp thốt ra trong buổi họp đánh giá thành tích hàng năm, hay chỉ bâng quơ đề cập đến khi ăn trưa, sau một cuộc họp nào đó, tất cả đều có nghĩa là ít nhiều sếp nghĩ bạn bắt đầu “già” đi so với công việc, và thời gian bạn gắn bó với công ty đã “quá hạn sử dụng”. Theo chuyên gia Gayle Parker, Giám đốc Công ty tư vấn Aegis, bạn cần cân nhắc có nên trao đổi thêm với sếp về việc này hay chuẩn bị tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp mới.
2. Vị trí này sẽ rất “áp lực”
Nếu cấp trên của bạn nói về vị trí/dự án mới mà họ định phân công cho bạn với những từ như “rất áp lực”, “cực kỳ căng thẳng”, hàm ý thật sự có thể là bạn cần tăng tốc để đáp ứng đủ nguồn năng lượng cần thiết cho công việc trước nguy cơ bị tụt hậu mà sếp bắt đầu nhận thấy từ cách làm việc hiện tại của bạn.
3. “Không thể miễn cưỡng thay đổi một nhân viên”
Điều này có nghĩa là sếp tin rằng những cải cách đang thực hiện tại công ty, những thay đổi từng ngày trong công việc hiện nằm ngoài tầm hiểu biết hoặc sự quan tâm của bạn.
4. “Anh/chị có thừa kinh nghiệm so với những gì chúng tôi cần”
Với kinh nghiệm và thành tích kỳ cựu trong công việc và dù yêu cầu mức lương vừa phải, nhà tuyển dụng vẫn không trao cơ hội nghề nghiệp quý giá cho bạn và chốt lại với kết luận trên. Một dấu hiệu quá rõ ràng về ấn tượng “già cỗi” mà bạn để lại nơi nhà tuyển dụng.
Đánh bại sự “già cỗi”
Sự già cỗi không đến từ tuổi tác, mà đôi khi là từ những thay đổi khách quan trong lĩnh vực ngành nghề của bạn hoặc do tính ỷ y của bản thân. Thay vì để sếp và đồng nghiệp nói xa nói gần về sự “già cỗi” của mình, bạn cần nhanh chóng nhận ra các dấu hiệu và lên kế hoạch điều chỉnh, tự nâng cấp bản thân. Liên tục cập nhật những thông tin, khuynh hướng mới liên quan đến công việc, tham gia các khóa huấn luyện, nâng cao nghiệp vụ là cách thức giúp bạn luôn chủ động lèo lái con tàu sự nghiệp của mình.

10 sai lầm lớn trong giao tiếp

Hãy mở mắt thật to. Hãy phát triển tất cả những kỹ năng quan sát để thâu lượm những vấn đề thú vị từ những vấn đề mà mọi người xung quanh bạn đang nói. Hãy phát triển ngân hàng kiến thức cá nhân của bạn bằng cách mở rộng phạm vi quan sát những điều thú vị trên thế giới. Hãy đọc báo mỗi ngày và quan tâm hơn tới những chủ đề mới mẻ, thu hút sự quan tâm của nhiều người.


Người ta có thể cải thiện những kỹ năng giao tiếp? Chắc chắn là vậy. Tất nhiên, để mài giũa và nâng cao nghệ thuật giao tiếp, bạn cần phải đầu tư một khoảng thời gian nhất định, nhưng điều này là hoàn toàn có thể.
Dưới đây là những sai lầm phổ biến thường xảy ra với mọi người trong giao tiếp hàng ngày. Kèm theo đó là một số giải pháp để bạn tham khảo.
Không chịu lắng nghe
Nếu bạn hỏi người đối diện quá nhiều thì cuộc trò chuyện có nguy cơ biến thành một cuộc thẩm vấn.
Ernest Hemingway từng nói: “Tôi thích lắng nghe. Tôi đã học được rất nhiều điều từ việc lắng nghe một cách cẩn thận. Hầu hết mọi người chẳng bao giờ chịu nghe”.
Hãy đừng giống với đa số những người đó. Hãy đừng chỉ sốt ruột chờ tới lượt mình để được nói. Hãy để cái “tôi” của bạn trong vòng kiểm soát. Hãy học cách lắng nghe thực sự những điều người khác đang nói với bạn.
Khi bạn bắt đầu thực sự lắng nghe, bạn sẽ tìm ra được vô số những phương thức hữu hiệu để khai thác thông tin trong khi trò chuyện. Nhưng hãy tránh các kiểu câu hỏi có dạng trả lời “có” hoặc “không”, vì chúng chẳng đem lại cho bạn nhiều thông tin lắm đâu.
Chẳng hạn, nếu ai đó đề cập việc cuối tuần vừa rồi họ đã đi câu cá với một vài người bạn, bạn có thể hỏi thêm những câu như: Các anh câu cá ở chỗ nào thế? Anh thích nhất điều gì ở trò câu cá? Ngoài câu cá ra, các anh còn làm gì nữa không? v.v..
Khi đó, người được hỏi sẽ tiếp tục đào sâu vào chủ đề bạn khơi gợi và cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hơn nữa để bạn có thể xử lý. Và từ đó, lại tạo thêm ra nhiều cách gợi mở vấn đề trao đổi cho câu chuyện của bạn.
Nếu thoạt tiên họ trả lời bạn theo kiểu: “Ồ, tôi không biết nữa”, bạn cũng đừng vội bỏ cuộc. Hãy tiếp tục kiên nhẫn thêm chút nữa và hỏi thêm. Người được hỏi sẽ thấy rằng bạn quan tâm tới câu chuyện của họ và sẽ phải suy nghĩ thêm một chút. Một khi họ đã tỏ ra bắt nhịp với câu chuyện thì những thông tin sẽ thú vị hơn dần lên vì cuộc trò chuyện sẽ không còn mang tính tự phát, một chiều nữa.
Hỏi quá nhiều
Nếu bạn hỏi người đối diện quá nhiều thì cuộc trò chuyện có nguy cơ biến thành một cuộc thẩm vấn. Hoặc cũng có thể, điều đó khiến người được hỏi nghĩ rằng, bạn không có nhiều thông tin chia sẻ. Để khắc phục tình huống này, bạn có thể pha trộn các câu hỏi với những câu nói thông thường. Trở lại với nội dung cuộc trò chuyện ở trên, chúng ta có thể bỏ qua những câu hỏi và nói thêm những câu như:
- Ừ, được xả hơi, thư giãn với những người bạn vào dịp cuối tuần vui thật. Chúng tôi cũng thích những chuyến dạo chơi ngoài công viên với nhau và cả một vài trận golf nữa.
- Vui thế! Tháng trước, chúng tôi cũng đi chơi thuyền với đám bạn. Tôi đã thử câu với lưỡi câu mới của Sakamura, chúng được lắm.
Và thế là cuộc trò chuyện sẽ tiếp tục suôn sẻ. Bạn có thể trao đổi thêm về trò golf mới, những điểm tích cực/tiêu cực của các loại lưỡi câu khác hoặc món bia ưa thích của bạn.
Khó bắt đầu câu chuyện
Trong cuộc trò chuyện với ai đó bạn mới gặp lần đầu, hoặc khi một vài chủ đề thông thường trở nên khó thực hiện, bạn sẽ thấy xuất hiện không khí im lặng, ngượng ngùng. Rất có thể, khi ấy, bạn trở nên hồi hộp hoặc lo lắng mà chẳng biết chính xác vì sao.
Leil Lowndes từng nói: “Đừng bao giờ ra khỏi nhà khi bạn chưa đọc báo”. Nếu bạn cảm thấy thiếu đề tài để bắt đầu câu chuyện, bạn luôn có khả năng khơi mào từ một tin tức thời sự nào đó. Cũng sẽ rất tốt nếu bạn có thêm những thông tin hay để cập nhật vào những chủ đề vốn được nhiều người quan tâm tại thời điểm diễn ra cuộc trò chuyện.
Bạn cũng có thể đưa ra lời bình luận về một sự kiện nào đó đã diễn ra trong bữa tiệc gần đây mà cả bạn và người đối diện cùng tham dự. Bạn luôn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện về một điều gì đó ở quanh mình.
Nếu bạn thấy lo lắng hoặc ngại ngùng khi gặp ai đó lần đầu, hãy thử tưởng tượng thế này. Bạn hãy nghĩ như đang gặp một trong những người bạn tốt nhất của mình vậy. Và hãy vờ như, người bạn mới đó là người bạn thân nhất của bạn. Tất nhiên, bạn không đến mức phải ôm hôn người đó. Nhưng khi tưởng tượng như vậy, bạn sẽ chỉ tập trung vào những tâm trạng, cảm xúc rất tích cực. Bạn sẽ chào hỏi và bắt đầu trò chuyện với người bạn mới bằng nụ cười và thái độ thoải mái, cởi mở. Bởi lẽ, đó cũng chính là cách bạn vẫn thường trò chuyện với những người bạn thân của mình. Nghe qua, cách này tưởng như hơi quá đơn giản, nhưng hãy thử đi, bạn sẽ thấy tác dụng của nó đấy.
Góp chuyện kém mặn mà
Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong một cuộc trò chuyện không phải là việc bạn nói gì, mà là cách bạn nói như thế nào. Một thay đổi trong những thói quen này sẽ tạo nên sự khác biệt đáng kể. Ở đây, tiếng nói và ngôn ngữ cơ thể bạn là một phần thiết yếu của cuộc hội thoại. Dưới đây sẽ là một số điểm để bạn suy nghĩ thêm:
Hãy nói chậm lại: Khi bạn cảm thấy hứng thú về một vấn đề đó, bạn dễ dàng đẩy nhanh tốc độ nói mỗi lúc một nhanh hơn. Hãy cố gắng kiểm soát tốc độ và nói chậm lại. Điều này sẽ giúp người đối diện dễ nghe hơn và thực sự tiếp nhận được những thông tin bạn muốn truyền đạt.
Nói to đủ nghe: Đừng ngần ngại khi cần phải nói ở mức âm lượng đủ lớn để người nghe có thể hiểu bạn đang nói gì.
Nói rõ ràng: Đừng lúng búng trong miệng những điều cần nói.
Nói có cảm xúc: Rõ ràng, chẳng ai muốn nghe quá lâu nếu bạn cứ duy trì một giọng nói đều đều, vô cảm. Hãy để cảm xúc của bạn được thể hiện trọn vẹn trong lời nói.
Biết ngừng đúng lúc: Nói chậm và biết thêm những điểm ngưng nhỏ giữa các suy nghĩ, hoặc giữa các câu sẽ tạo nên một sự nhấn nhá cần thiết. Người nghe sẽ bắt đầu tập trung hơn và những gì bạn nói. Bạn hãy thử nghe lại những CD của Brian Tracy và các Podcast của Steve Pavlina, bạn sẽ thấy việc tạo ra những điểm ngưng nho nhỏ đã khiến họ nói dường như thú vị hơn rất nhiều.
Ngôn ngữ cơ thể: Bạn nên học hỏi thêm một chút trong việc cải thiện ngôn ngữ cơ thể, điều này sẽ giúp bạn truyền tải thông tin hiệu quả hơn.
Thích tỏa sáng cái “tôi”
Bất cứ ai, khi đã tham gia trò chuyện đều cần có thời gian dành cho họ để tỏa sáng. Đừng cắt ngang ai đó khi họ đang kể một câu chuyện, hoặc đang chia sẻ quan điểm của họ về những gì bạn nói để lôi kéo sự chú ý vào vấn đề của cá nhân bạn.
Ví như, bạn đừng “cướp diễn đàn” khi ai đó đang nói về trò trượt tuyết chỉ để chia sẻ câu chuyện về trượt tuyết thú vị nhất của bạn. Hãy tìm ra cho bạn điểm cân bằng cho mình giữa nghe và nói.
Luôn giành phần thắng
Cần tránh thái độ luôn muốn tranh cãi và phải là người luôn đúng trong mọi chủ đề trò chuyện. Một cuộc nói chuyện rõ ràng không phải là cuộc tranh luận. Có nhiều cách để bạn giữ cho tâm trạng thoải mái khi trò chuyện. Sẽ chẳng ai ấn tượng nếu bạn thắng trong mọi cuộc trò chuyện đâu. Vì vậy, thay vào thái độ luôn muốn chiến thắng, bạn hãy ngồi xuống, thư giãn và giữ một cảm xúc thoải mái để lắng nghe người khác.
Trò chuyện về những chủ đề tiêu cực hoặc nhàm chán
Có những chủ đề sẽ chẳng bao giờ thích hợp trong những cuộc trò chuyện với người khác. Chẳng hạn, nói về sức khỏe hay mối quan hệ đang trở nên tồi tệ của bạn, nói về công việc hay người sếp chẳng ra sao, nói về những vấn đề kỹ thuật mà chỉ có bạn hoặc một số ít ai đó có thể hiểu được, v.v..
Tất cả những chủ đề dạng này sẽ chỉ khiến câu chuyện đi vào trạng thái nhàm chán và bế tắc. Hãy giành riêng những vấn đề như tôn giáo và chính trị chỉ cho những người bạn thân thiết và đồng cảm với bạn mà thôi.
Nhàm chán
Đừng bao giờ ba hoa tới 10 phút liên tục với những người xung quanh chỉ về chiếc ô tô mới của bạn. Bạn luôn phải chuẩn bị tinh thần để chấm dứt những chủ đề khi bạn thấy nó bắt đầu trở nên nhàm chán với người khác.
Một cách đơn giản và hiệu quả để có thể chia sẻ điều gì đó thú vị với người khác là bạn hãy sống một cuộc đời thật phong phú và chỉ tập trung vào những điều tích cực. Đừng bắt đầu câu chuyện bằng việc lải nhải những điều không hay về công việc hay sếp của bạn, sẽ chẳng ai muốn nghe nó đâu. Thay vì thế, bạn hãy nói về chuyến du lịch gần đây nhất của bạn, một vài câu chuyện vui diễn ra trong khi bạn đi mua quần áo, kế hoạch của bạn cho kỳ nghỉ lễ sắp tới hay một điều gì đó vui vẻ tương tự.
Một cách khác nữa để tránh sự nhàm chán trong khi trò chuyện chính là bạn hãy tỏ ra thực sự quan tâm. Giống như Dale Carnegie đã từng nói: “Nếu chỉ trong vòng 2 tháng, bạn thực sự quan tâm đến người khác, bạn sẽ có được số bạn nhiều hơn nhiều so với số bạn bạn có được trong 2 năm nếu trong khoảng thời gian ấy, bạn chỉ cố gắng để khiến người khác quan tâm tới bạn. Đây cũng là một cách khác để nói rằng, cách tốt nhất để tìm kiếm bạn bè là bạn hãy trở thành một người bạn thực sự”.
Hiểu biết đôi chút về rất nhiều điều hoặc chí ít, bạn hãy cởi mở trong trò chuyện với họ thay vì việc cứ cố kéo mọi cuộc trò chuyện trở về với những chủ đề yêu thích của bạn cũng là một cách làm hữu ích.
Bạn hãy rèn luyện để có thể nói chuyện hàng giờ về một chủ đề nào đó như công việc, ban nhạc yêu thích, một chương trình truyền hình nào đó, v.v..
Cởi mở với người đối diện và không quá đeo bám với một chủ đề nào quá lâu sẽ khiến cuộc trò chuyện trở nên thoải mái và thông thoáng hơn. Bạn sẽ trở thành người có khả năng trò chuyện về rất nhiều điều một cách tự nhiên, dễ dàng. Vì lẽ, bạn có thể sẽ gặp gỡ với rất nhiều người khác, nên khi có thể trò chuyện được theo cách này, bạn sẽ thấy mình có khả năng kết nối với những người khác chẳng khó khăn gì.
Thụ động
Hãy mở lời và chia sẻ những điều bạn nghĩ, những điều bạn cảm thấy trong vấn đề trao đổi. Nếu ai đó chia sẻ những kinh nghiệm của họ, lẽ dĩ nhiên, họ cũng muốn nghe bạn nói về những kinh nghiệm của bạn. Đừng chỉ đứng đó, gật hay lắc, hoặc trả lời vắn tắt những câu hỏi của họ. Nếu người đối điện có sự “đầu tư” vào cuộc trò chuyện, tất nhiên, họ cũng muốn bạn làm như vậy.
Hãy mở lời và chia sẻ những điều bạn nghĩ, những điều bạn cảm thấy trong vấn đề trao đổi.
Cũng giống như rất nhiều lĩnh vực trong đời sống, bạn không thể lúc nào cũng chờ đợi để người khác hành động trước rồi bạn mới bắt đầu. Khi cần thiết, bạn hãy tỏ ra chủ động và là người trước tiên mở lời cũng như dẫn dắt cuộc trò chuyện. Bạn có thể chọn cách thay đổi những câu hỏi bằng những lời nói. Nó sẽ khiến bạn bớt đi sự thụ động trong bất cứ cuộc trò chuyện nào.
Không có nhiều thông tin chia sẻ
Có thể bạn sẽ cảm thấy mình không có nhiều điều để nói lắm trong cuộc trò chuyện. Nhưng dù vậy, hãy cứ thử xem sao. Hãy thực sự lắng nghe và chia sẻ với những gì người khác đang nói. Hãy hỏi và đưa ra những bình luận liên quan tới vấn đề chung.
Hãy mở mắt thật to. Hãy phát triển tất cả những kỹ năng quan sát để thâu lượm những vấn đề thú vị từ những vấn đề mà mọi người xung quanh bạn đang nói. Hãy phát triển ngân hàng kiến thức cá nhân của bạn bằng cách mở rộng phạm vi quan sát những điều thú vị trên thế giới. Hãy đọc báo mỗi ngày và quan tâm hơn tới những chủ đề mới mẻ, thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Hãy làm việc nhiều hơn với phần ngôn ngữ cơ thể để xem bạn có thể làm gì để trò chuyện và nâng cao các kỹ năng giao tiếp.
Nhưng hãy bình tĩnh và thư thái một chút đã nào. Đừng thực hiện tất cả những điều này cùng một lúc. Chắc chắn, bạn sẽ cảm thấy hoang mang và quá tải. Hãy chỉ chọn ra một vài điều quan trọng nhất với bạn và bạn cảm thấy cần được cải thiện ngay. Hãy thực hiện điều đó hàng ngày trong vòng 3-4 tuần. Hãy lưu tâm tâm tới những khác biệt và duy trì chúng. Chẳng mấy chốc, bạn sẽ thấy những thói quen đó của mình bắt đầu trở thành phản ứng tự nhiên khi bạn tham gia một cuộc trò chuyện ngẫu nhiên nào đó.